Sự thật tin đồn ăn vải, sầu riêng cũng bị phạt nồng độ cồn?

Gần đây, Nghị định mới của Chính phủ về việc xử phạt người tham gia giao thông có sử dụng rượu bia đã được mọi người quan tâm. Trong đó, có không ít thắc mắc rằng ăn vải, sầu riêng cũng bị phạt nồng độ cồn? Thực hư ra sao, cùng tìm hiểu ngay nhé.

Theo Nghị định số 100/2019 áp dụng từ ngày 01/01/2020, khi lái xe mà có nồng độ cồn trong máu, hơi thở sẽ bị xử phạt sẽ rất nặng, thấp nhất là 200.000 VNĐ. Luật mới này với thông điệp mang tính nhân văn cao khi đặt tính mạng của con người lên trên hết. Thế nhưng cũng đã có không ít thông tin về việc ăn một số loại trái cây sẽ có nồng độ cồn như: vải, sầu riêng, dứa, nho,… khiến nhiều người hoang mang. Bởi nếu như vậy, người tham gia giao thông sẽ bị vi phạm luật “oan” và bị xử lý rất nặng. Vậy thông tin này đúng hay sai, hãy cùng tìm hiểu bài viết ngay nào.

Ăn vải, sầu riêng hay trái cây khác cũng bị phạt nồng độ cồn?

Theo bà Nguyễn Thị Trang – Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cho rằng hàm lượng cồn trong thực phẩm hay các loại thuốc có dung môi chứa cồn thường rất nhỏ. Tuy nhiên, nó sẽ được chuyển hóa hết ngay sau một khoảng thời gian rất ngắn.

Bà Trang cũng nói thêm: “Sau khi sử dụng các loại thực phẩm này thì một thời gian ngắn sau đấy khoảng từ 30 phút đến 1 giờ tùy theo lượng dùng của chúng ta thì chúng ta sẽ có thể hết cái lượng cồn trong máu và khí thở bởi vì hàm lượng rất là nhỏ. Không phải trường hợp nào cứ ăn hoa quả xong rồi lên xe, rồi đi ra đường thì cảnh sát giao thông đều dừng lại để mà thổi phạt, chỉ khi người ta có dấu hiệu vi phạm thì cảnh sát mới dừng xe.

Hàm lượng cồn trong thực phẩm hay các loại thuốc có dung môi chứa cồn thường rất nhỏ

Hoặc là trong các trường hợp mà có các đợt cao điểm và chắc chắn là lực lượng cảnh sát giao thông cũng biết được vấn đề này sau khi được tuyên truyền, phổ biến, tập huấn và sẽ có những giải pháp rất thuận lợi cũng như có được những cái chia sẻ đối với người điều khiển giao thông.

Trên mạng xã hội thì có những thông tin không đầy đủ về việc là sau bao lâu thì uống rượu bia có thể không còn để lại nồng độ cồn trong máu và khí thở. Chúng tôi có thể thông tin với người dân rằng thứ nhất là sẽ không có ngưỡng chuẩn hoàn toàn tuyệt đối cho tất cả mọi cá thể khi sử dụng rượu bia thì sau bao lâu sẽ hết nồng độ cồn.

Trung bình một đơn vị cồn thì sẽ được giải phóng, chuyển hóa hết ở gan sau khoảng 1 giờ. Nhưng mà để có thể hết cái nồng độ cồn trong máu và khí thở thì có thể còn phải cần khoảng 1 – 2 giờ nữa. Và một đơn vị cồn là nó tương đương với 10g cồn và đối với các sản phẩm rượu bia thì nó tương đương với khoảng 2/3 chai bia 330ml nồng độ cồn 5%. Hoặc là 1 ly rượu vang 100ml ở nồng độ cồn 13,5%. Hoặc là một chén rượu mạnh nồng độ cồn 40% tương đương với khoảng 30ml rượu”.

Cũng theo bà Trang, người dân cần hiểu đúng về các quy định Luật và cũng không nên quá lo lắng vì mục đích lớn nhất của các quy định trong Luật Phòng chống tác hại rượu bia là nâng cao nhận thức và ý thức sử dụng rượu bia an toàn đối với mỗi cá nhân.

Hi vọng qua bài viết trên, thắc mắc của các bạn đã được giải đáp rồi. Các bạn không cần phải quá lo lắng đâu, chỉ cần mình không làm sai, không vi phạm pháp luật thì cảnh sát giao thông cũng sẽ có cách xử lý cho thỏa đáng mà thôi.

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH

Nhà máy sản xuất thời trang xuất khẩu Samma jeans . Mọi ý kiến đóng góp, thắc mắc quý khách hàng xin vui lòng liên hệ với Samma jeans theo số hotline: 0879808866 để được tư vấn trong thời gian sớm nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *