Không chỉ làm ta nhanh say hơn, việc uống rượu lúc bụng đói hay bỏ bữa sau khi uống rượu còn có những tác hại khôn lường mà bạn cần phải hết sức lưu tâm.
Uống rượu khi bụng đói có thể khiến bạn dễ say và gặp nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm. Hôm nay, Samma jeans sẽ chỉ ra các tác hại của việc này cùng những việc bạn cần làm trước khi uống rượu nhé!
1 Những tác hại do uống rượu lúc bụng đói
Dễ say hơn
Theo một nghiên cứu của bác sĩ Javid Abdelmoneim tại Anh Quốc, việc uống rượu lúc đói bụng sẽ làm nồng độ cồn trong máu nhanh tăng cao, từ đó khiến ta dễ say hơn. Nguyên nhân là vì khi dạ dày rỗng, rượu sẽ đi thẳng vào ruột non, dẫn đến quá trình hấp thụ rượu ở ruột diễn ra rất nhanh chóng.
Cơ thể suy nhược
Theo Moch News, người thường hay uống rượu, bia sau giờ làm mà không ăn gì trước đó sẽ dễ cảm thấy rất mệt mỏi, trong người nôn nao. Bởi, để chuyển hóa hết đường trong rượu, cơ thể phải tiết nhiều insulin hơn bình thường, từ đó làm lượng đường trong máu giảm, gây chóng mặt, buồn nôn,…
Nguy cơ ngộ độc rượu cao
Methanol – một thành phần trong rượu khi đi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành chất độc, phát tán chậm và có nguy cơ gây trụy mạch, nhiễm độc, viêm gan. Từ đó, tùy theo lượng rượu uống nhiều hay ít mà mức độ trầm trọng sẽ khác nhau, đặc biệt khi uống lúc bụng đang đói càng trở nên nguy hại cho sức khỏe.
Hạ đường huyết
Như đã nói ở trên, việc uống rượu khi bụng đói sẽ khiến cơ thể phải giải phóng nhiều insulin, làm lượng đường huyết trong máu bị giảm đột ngột, từ đó gây chóng mặt, hôn mê hay thậm chí là tử vong nếu cơ địa người uống yếu hoặc nhiệt độ môi trường bên ngoài cao, nóng bức.
Viêm loét dạ dày
Nếu bỏ bữa trước lúc uống rượu, quá trình trao đổi chất sẽ bị ức chế và thực phẩm sau tiêu hóa sẽ tích tụ dưới dạng chất béo. Đồng thời, các chất kích thích trong rượu có thể gây hại cho nội tạng, đặc biệt là làm xót niêm mạc dạ dày, lâu ngày có thể dẫn đến viêm loét và nhiều hậu quả nguy hiểm khác.
2 Cần làm gì trước khi uống rượu?
Ăn lót dạ trước khi uống
Để tránh gặp phải những vấn đề nghiêm trọng trên, bạn nên ăn một số loại thực phẩm thích hợp như trứng, dưa chuột, rau xanh, các loại quả mọng hay uống một ít sữa, từ đó giúp bạn ít bị suy nhược hoặc tụt đường huyết.
Uống rượu chậm hơn
Khi uống các loại nước có cồn, bạn nên nhâm nhi và thưởng thức thật chậm, nhờ đó kéo dài thời gian hấp thụ chất kích thích từ rượu vào cơ thể, đồng thời giúp bạn lâu say và đỡ chóng mặt, mệt mỏi hơn vào hôm sau.
Uống thêm nhiều nước
Giữa các lần uống rượu, bạn nên xen vào 1 cốc nước lọc hoặc nước ép trái cây, từ đó giúp bổ sung nước trong quá trình uống rượu, đồng thời giảm sự tấn công của các thức uống có nồng độ cồn cao.
Chọn thức uống có nồng độ cồn thấp
Thay vì chọn các loại nước có nồng độ quá cao như rượu đế, rượu vang đỏ, rượu rum đen, bia đậm màu,… bạn nên chọn những nước uống có nồng độ cồn thấp, nhẹ hơn để làm giảm tác hại khi uống rượu, ví dụ
rượu vodka, rượu vang trắng, soju,…
Trên đây là một số tác hại nguy hiểm khi uống rượu lúc bụng đang đói. Hy vọng với bài viết này của Samma jeans, bạn sẽ có thể bỏ túi thêm những giải pháp hữu ích nhằm làm giảm sự tổn thương đường ruột khi uống rượu nhé!
Nguồn: Báo điện tử Gia đình và Xã hội
Nhà máy sản xuất thời trang xuất khẩu Samma jeans . Mọi ý kiến đóng góp, thắc mắc quý khách hàng xin vui lòng liên hệ với Samma jeans theo số hotline: 0879808866 để được tư vấn trong thời gian sớm nhất.