Làm thế nào để bạn biết được mình uống bao nhiêu lon bia là bị phạt, và phạt ở mức nào? Nồng độ cồn khi uống bia, rượu của mọi người có giống nhau không? Cùng tìm hiểu nhé!
Sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông là một trong những nguyên nhân chính gây nên các vụ tai nạn giao thông. Mặc dù, các phương tiện truyền thông đã tuyên truyền rất nhiều về tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông nhưng không phải ai cũng hiểu và tuân thủ. Tuy nhiên, hiện nay nếu như không tuân thủ theo quy định nồng độ cồn khi tham gia giao thông thì sẽ bị phạt, cụ thể là:
1 Các mức độ vi phạm theo quy định
Theo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia (Luật số 44/2019/QH14) vừa được ban hành, kể từ ngày 01/01/2020, Việt Nam sẽ cấm triệt để hành vi điều khiến phương tiện tham gia giao thông đường bộ (ô tô, xe máy, xe điện…) và giao thông thô sơ đường bộ (xe đạp, xích lô, xe lăn…) khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Đồng nghĩa với việc chỉ cần uống 1 ly bia/rượu rồi điều khiển xe trên đường là bạn sẽ bị phạt nếu… được cảnh sát giao thông hỏi thăm.
Như vậy, với quy định mới sẽ cấm hoàn toàn và không còn quy định khung nồng độ cồn. Luật cũng quy định rõ các khái niệm “rượu” và “bia”. Cụ thể, nồng độ cồn là số đo chỉ hàm lượng cồn thực phẩm có trong rượu, còn bia tính theo phần trăm thể tích. Nồng độ cồn được đo bằng số mili-lít ethanol nguyên chất trong 100ml dung dịch tại 20 độ C.
2 Nồng độ cồn trong máu phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Sự thật là dù uống cùng một lượng bia, rượu như nhau nhưng nồng độ cồn trong cơ thể mỗi người có thể khác nhau. Vậy nên không có gì khó hiểu khi có người nhận mức phạt cao hơn, thấp hơn khi bị cảnh sát giao thông tuýt còi.
Tại sao lại như vậy? Lý do là, lượng cồn đo được của mỗi người sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cân nặng, tốc độ uống thức uống có cồn, thời gian ngồi nghỉ trước khi lái xe, giới tính, sự khác biệt của hệ thần kinh từng người…, bởi vậy nên những lời khuyên về việc có thể uống bao nhiêu ly bia trước khi lái xe có thể đúng với một vài người chứ không phải cho tất cả.
Ở đây, chúng ta sẽ nói về cách dễ thấy nhất là cân nặng, thể trạng. Cụ thể là người có cân nặng lớn, thể trạng to cao hơn khi uống cùng một lượng thức uống thì nồng độ cồn sẽ thấp hơn người thấp bé nhẹ cân.
3 Các cách giảm nồng độ cồn
Không có cách hay mẹo nào có thể giúp giảm nồng độ cồn nhanh chóng cả. Các cách giảm nồng độ cồn được chia sẻ trên mạng đã được chứng minh là không hiệu quả.
Sau khi uống rượu bia, bạn nên nghỉ ngơi khoảng từ 40 phút trở lên để độ cồn được giảm đi. Nếu cảm thấy không có khả năng lái xe an toàn, bạn nên bắt xe đi về hoặc nhờ người khác chở về. Tuyệt đối không lái xe khi uống rượu bia.
Chất cồn có trong những loại thức uống như rượu, bia là một chất gây ảo giác mạnh đối với hệ thần kinh của người sử dụng, vậy nên tham gia giao thông sau khi uống rượu bia là không an toàn. Mong rằng bài viết này của Samma jeans sẽ giúp các bạn tham gia giao thông an toàn và tránh được những vi phạm không đáng có.
Mua bia các loại tại Samma jeans nhé:
Samma jeans
Nhà máy sản xuất thời trang xuất khẩu Samma jeans . Mọi ý kiến đóng góp, thắc mắc quý khách hàng xin vui lòng liên hệ với Samma jeans theo số hotline: 0879808866 để được tư vấn trong thời gian sớm nhất.